top of page

PHÁP THỰC HÀNH

SOI SÁNG TÂM HỒN Ÿ ( Còn gọi tắt là Soi Hồn)

 

  1. SOI HỒN – BƯỚC CĂN BẢNŸ  

 

Yêu cầu thực hiện đúng lời Ðức Thầy đã giảng:


 Soi hồn từ 5 – 15 phút. Soi để mở bộ đầu.


Không phải chỉ vin suông vào câu nói của Ðức Thầy:


“ SOI HỒN ÐỂ MỞ BỘ ÐẦU ” là có thể : mở được bộ đầu ngay đâu. Ðể làm được điều này ..


 ( Ai cũng có thể làm được vì Ông Tám đã làm được, mà đây là pháp môn khoa học, mang tính nhân bản. Ông Tám đã làm được, mình cố gắng và làm có kỹ thuật, dày công, qua năm, tháng mình cũng sẽ mở được mà thôi)


 .. để thuận tiện và nhanh khai thông được bộ đầu hành giả cần hiểu các ý căn bản để phát triển hầu bỏ bớt sự vô minh trong hành trình.
 

  • VỀ THỂ
     

Cắt gọn các móng tay, nhất là 2 cạnh ở móng tay cái. Cố gắng thực tập việc đặt tay đúng chỗ. Ðặt nhẹ tay thay vì chận tay quá mạnh lên các sợi gân làm bít nghẹt, các sợi gân khó họat động.

Ðể tự kiểm tra có thể nhìn vào kiếng để sửa tư thế đặt tay. Hai tay phải tương xứng. Thông thường, tư thế tay đúng vị trí và đúng cách thì các khớp ngón thường là không thẳng, không lấy gân, không gồng cứng.

Tay buông lỏng, thư giãn tự nhiên, ngón tay trỏ mềm dịu, đặt nhẹ nơi các mối giao tiếp các sợi gân nơi màng tang, chỗ hõm nơi màng tang. Ngón tay giữ nhẹ nhàng đặt nơi mí mắt trên, nơi chỗ lõm cuối hốc mắt.
 

  • LƯU ݟ

 

Tránh đặt nghiêng ngón tay giữa nơi mí mắt vì độ dày, cứng của móng tay giữa đặt nơi mắt lâu (15 phút) sẽ làm đau mí mắt, làm động tâm và ngại tư thế này với các buổi tập sau, dẫn đến hiệu quả xấu, thời gian buổi tập  sẽ giảm dần.
Yêu cầu của trình độ căn bản này là: Tập đúng tư thế. Tập trung được vào điểm qui định là tập trung nơi trung tâm đỉnh đầu, mắt nhìn thẳng ra trung tâm chân mày. Nghe được sự họat động của điển từ trược đến thanh bên trong bộ đầu. Chữa được chứng nhức đầu khi có bệnh.


Khi nhức đầu hành giả thực hiện việc Soi sáng cho đến khi nơi trung tâm chân mày có một giọt mồ hôi chảy ra. Sẽ hết chứng nhức đầu ngay tức khắc. Tất cả những chứng trạng bệnh trong phạm vi bộ đầu như: nhức răng, đau tai, mắt, mũi, viêm xoang sàng .. đều được chữa hết bằng cách soi hồn (nhiều lần) cho khai thông các đường kinh lạc nơi bộ đầu.


Hễ các dây thần kinh được thông thương thì các cơn đau sẽ kết thúc. Hễ còn bị đau là do các đường gân mạch bị bít nghẹt, không thông. Nắm được ý này, hành giả tự mình gia giảm công phu để khai thông.

 

Ðể gia tốc thêm sự khai thông các thần kinh nẻo hóc của bản thể hành giả nên khai triển thêm các pháp Lạy kiếng và Dịch Cân Kinh.

Khi cúi đầu lạy kiếng :

Về ý nghĩa thì Lạy Kiếng cũng tức là lạy chính mình, làm giảm đi tánh tự ái, làm tôn lên tính khiêm cung, khiêm tốn, thiết thực hơn trong diệu dụng hạ mình.
 

Về sức khỏe & tâm linh thì : Khi cúi đầu lạy kiếng thì máu dồn lên bộ đầu dễ làm thông kinh mạch và nuôi dưỡng các vi mạch, thần kinh nơi bộ đầu thêm mạnh & sớm sáng suốt.
 

( Riêng đối với pháp Thể dục Trợ luân hay Dịch Cân Kinh theo kinh nghiệm thông qua thực tế của chúng tôi thì: với 30 phút đầu coi như huề vốn, thời gian này được coi là hoàn tất việc Thể dục trợ luân. Còn nếu tập được 31 phút thì được hưởng 01 phút.


Muốn trị bệnh mãn tính thì nên kéo dài việc tập từ 1h – 3h mỗi lần/ ngày. Hay lắm. Ðối với người đã thông nhâm dốc mạch thì chỉ cần tập chừng 12 phút, khi luồng chân khí trong bản thể từ huyệt Dũng Tuyền chạy theo gót chân lên phía sau 2 chân đi qua ủy trung lên thúc đẩy mạch đốc chuyển chạy, thận được co bóp, mát sa rất khỏe.

 

( tất cả các bệnh về gân, mạch, khí và tạng phủ nhờ sự chuyển động này mà khỏi bệnh. Bản thân tôi cũng nhờ p/p này mà trị khỏi bệnh đau bão thận, tưởng đã phải bỏ mình).

 

Luồng chân khí tiếp tục di chuyển lên xương sống cổ rồi tách đôi, một phần đi qua 2 huyệt giáp xa nơi hàm để đi qua nghinh hương và qui về trung tâm bộ đầu. Một phần đi lên qua huyệt Ngọc chẩm tiếp tục thúc đẩy luồng điển khí đi xuống trán qua sống mũi, môi trên rồi giao tiếp với mạch nhâm nơi môi dưới.

 

( vì vậy trong suốt quá trình tập cũng như trong ngày cần thiết : răng kề răng, co lưỡi, tâm hướng thượng nơi đỉnh đầu, để bất cứ lúc nào cũng nối 2 mạch âm dương nơi bản thể ).

 

Thông thường chúng tôi thường thường tập trước khi vào giấc thiền đêm là 01 giờ đồng hồ: kết quả vào ngồi thiền lâu chân tay không còn bị tê nhức, mỏi. Muốn ngồi bao lâu là tùy theo sự thanh tịnh tương xứng của hành giả và khi xả thiền là vì không muốn ngồi nữa mà xả chứ không phải vì mỏi hay tê nhức chân tay mà phải xả thiền.

 

Tác dụng của Thể dục trợ luân (Dịch Cân Kinh) còn nhiều công năng ích lợi hơn thế nữa chứ không phải chỉ có chừng đó. Nó thật sự giúp hành giả sớm khai thông bản thể bằng Pháp luân thường chuyển.

 

Nó còn giúp cho những hành giả đã khai thông bản thể bằng PLTC rồi mà vì còn ham làm ăn hay vì hoàn cảnh riêng không hành pháp liên tục được trong một thời gian dài, và trược khí hoành hành khiến bản thể bị bít nghẹt trở lại, thông qua Dịch Cân Kinh hay Thể dục trợ luân sẽ khai thông trở lại.
 

(Nhất là nghiên cứu sâu vào cũng là đi vào chỗ khó tập hơn của Dịch Cân Kinh như : rùn chân, nhíu hậu môn, hai cạnh bàn chân song song nhau. Xuống tay và lên tay cùng một mức chậm.. nó giúp cho điển khí chạy thông thương từ lòng bàn chân đi qua gót chân mà lên đỉnh đầu).
 

Khi đường bàng quang kinh hoạt động sẽ hỗ trợ việc kích hoạt để dễ khai thông mạch Ðốc. Nó chạy từ gót chân lên đầu, thúc đẩy Ðốc mạch đi lên để giao tiếp với Nhâm mạch nơi môi trên.

 

Nó di chuyển qua phía sau chân, đi qua huyệt ủy trung nơi sau đầu gối, Nó còn giúp bản thể không bị đau, tê chân, mỏi lưng khi ngồi thiền và trừ được các bệnh tật thuộc về lục phủ ngũ tạng.


Còn tập Dịch cân kinh thì đường bàng quang kinh thường sẽ chỉ khởi động kể từ phút thứ 31 vẫy tay tập Dịch Cân Kinh trở đi đối với người mới thực hành Dịch cân Kinh.

Ðối với người đã hành thiền lâu, đã khai thông Nhâm Ðốc mạch nơi bản thể thì chỉ sau khỏang từ 5–15 phút thì khí điển nơi lòng bàn chân sẽ thúc đẩy luồng Ðốc Mạch chạy lên thông thương, gặp gỡ và liên kết với Nhâm mạch nên việc tập Dịch Cân kinh có thể dừng lại sau 15 phút và có thể kéo dài hơn khi muốn nghiên cứu thêm để biết thêm các họat động của Dịch Cân kinh sau khi đã khai thông đốc mạch và nối với Nhâm mạch.

 

  • VỀ TÂM Ÿ
     

Giữ tâm trong sáng trong ngày, niệm Phật thường xuyên, niệm chậm rãi từng chữ một, theo âm ba Chấn động Lực, theo băng giảng cách Niệm Phật của Ðức Thầy. Ðừng nghĩ là đến đêm, đúng giờ qui định ta vào ngồi thiền theo thông lệ ta mới thiền, mới tìm cách tập trung tinh thần để soi, để theo dõi điển họat động và cố gắng giữ tâm thanh tịnh. Mà ta giữ tâm điển nơi bộ đầu được trong sáng trong ngày cũng tức là ta đang soi đó chứ.
 

  •  PHÁP LUÂN CHIẾU MINH Ÿ
     

[ Ðiểm chung trong pháp vô vi là tập trung tinh thần về chỗ cao nhất trong mọi tư thế của bản thể, cụ thể : Trong các bài tập: Nguyện, Ngồi Niệm Phật, PLTC, SH, Thiền định, từ tư thế ngồi, xác định chỗ cao nhất của bản thể hành giả là hà đào thành, nên tinh thần được tập trung về Hà Ðào Thành trong các tư thế tập luyện trên

 

Tương tự như thế. Khi hành giả vào tư thế thở nằm, thì có 2 chỗ cao nhất tùy theo sự thay đổi của hơi thở là: khi hít vào thì vùng bụng chỗ rún là cao nhất. Khi thở ra thì trung tâm chân mày ( TT.CM )  là cao nhất. Cho nên khi hít vào hành giả nghĩ đến rún ( Chiếu ), còn khi thở ra hành giả nghĩ đến trung tâm chân mày ( Minh ) vậy ] .

 

Trong các trường hợp: SH, Niệm Phật,.. hành giả sẽ tập trung vào Hà Ðào Thành và mắt nhìn ra TT. chân mày là căn bản để tiến lên. Còn khi nằm thì hành giả tập trung về TT. chân mày mắt nhìn về rún để dẫn tiến. Xác định được điều này càng chứng minh được điều cốt lõi:

“ đây là một môn pháp khoa học ” .
 

Nó được trình bày hết sức cụ thể bằng những nguyên tắc mà ai cũng có thể học và tuân thủ được .
Nguyên tắc chung của việc luyện thở bụng theo pháp Pháp lý Vô vi là: Thở hết hơi đáy cặn ra khỏi bụng, bụng xẹp xuống rồi từ từ hít vào, khi hít hơi vào bụng thì đồng thời bụng từ từ phình lên, khi hơi hít vào đầy bụng, căng tròn bụng thì từ từ thở hơi ra..


( Tuyệt đối không được nín hơi, giữ hơi tù hãm trong bụng, trong người {nếu có thì đó không còn là pháp thở của pháp vô vi nữa mà là phương pháp thở khác.. Khi hít PLCM để đưa ánh sáng vào cơ tạng Ý phải luôn luôn nghĩ: đang đem Nguyên lý càn khôn vũ trụ vào thanh lọc lục phủ, ngũ tạng. Luồng điển xúât ra liên hệ với từ quang vũ trụ, sẽ đi tới định).
 

. . khi hơi ra tới đâu thì bụng theo đó mà xẹp bụng xuống, Khi hơi đã ra hết bụng, bụng xẹp lép tưởng chừng da bụng dính sát vào xương sống. Khi bụng xẹp lép, không còn hơi đáy cặn thì ta lại tiếp tục chuyển ý để rồi lại tiếp tục từ từ hít hơi vào bụng, giai đọan thở ra này cũng tuyệt đối không được nín hơi, giữ bụng trống, không có hơi, khí, lâu ).


SỰ THỞ CẦN LIÊN TỤC, SỐNG ÐỘNG, hơi, khí, cần thanh lọc, luôn luôn mới mà không nhận sự tù hãm, trược ô. Dù đó là PLTC hay PLCM thì cũng thế.
 

MỘT HƠI THỞ GỒM CÓ 2 ÐỘNG THÁI: hít vào và thở ra.
 

Thở liên tục thì không còn phân ranh giới đây là chỗ hít vào và đây là chỗ thở ra, mà chỉ còn có một hơi liên tục nối nhau, cho nên rất cần lưu ý rèn luyện để chỗ giao điểm của hơi hít vào và thở ra tròn êm không gãy góc, hằn học..

( Hơi thở pltc mà không hít thở được liên tục thành một chuỗi, mà còn thấy hoặc phân ra chỗ này là hít chỗ này là thở, thì không gọi là pháp luân thường chuyển mà chỉ gọi là pháp tập thở bụng < Câu này có hơi cao nhưng rồi các bạn mình sẽ chứng nghiệm ở cuối trình độ của bước Căn Bản này rước khi bước vào hành trình của Bước Nâng Cao > ) .

Riêng PLTC thì cần có câu ra lệnh: “ Ðầy rún, đầy ngực, tung lên bộ đầu” và tư tưởng tập trung nơi Hà Ðào Thành.

Còn PLCM thì chỉ cần tập trung nơi trung tâm chân mày nhìn thẳng ra phía trước và chiếu xuống rún, nhớ đến rún và quên chân tay đi, là được. Ðể giúp tiêu hóa tốt chỉ cần thở PLCM chừng 20’-30’ là đủ, nhưng nếu muốn thở PLCM để xuất Vía và khai mở hạ thừa thì cần phải thở có thời gian hơn, thực hiện nhiều lần hơn trong ngày.
 

Như vậy khi thở PLCM từng đoạn như 1-12, 1-11, 1-10 …1. thì chỉ thấy từng chuỗi: chuỗi 1-12: thành một hơi liên tục, nối tiếp, sống động. Các chuỗi còn lại khác cũng như thế.

Nguyên tắc chung của pháp thở bụng của pháp vô vi là như vậy, tùy cách vận dụng nơi mỗi hành giả vào thực tế bản thân để có những kết quả độc lập đúc kết từ thực tế vận dụng, kẻ sớm người tối, kẻ hỏa người thủy, nhưng đồng mang tinh nhất quán của pháp lý.


Tâm Quảng

Services
About
Portfolio
Contact
bottom of page