top of page
Thực Hành Tiến Hóa

Khí Lực, Khí Điển và Thanh Khí Điển



PHÁP THỰC HÀNH
PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN
(Trích Thư của Tâm Quảng gửi Đức Thầy Tháng 12 năm 1999 )
PHÁP VẬN HÀNH NGUYÊN KHÍ CỦA TRỜI ÐẤT - KỸ THUẬT PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN
KHI HÍT PLTC ÐỂ ÐƯA ÁNH SÁNG VÀO CƠ TẠNG Ý PHẢI LUÔN LUÔN NGHĨ LÀ: ÐANG ÐEM ÁNH SÁNG, HÀO QUANG NƠI BẢN THỂ THỪA TIẾP ÁNH SÁNG, HÀO QUANG NGUYÊN LÝ CÀN KHÔN VŨ TRỤ VÀO THANH LỌC NGŨ TẠNG. LUỒNG ÐIỂN XUẤT RA LIÊN HỆ VỚI TỪ QUANG VŨ TRỤ, SẼ ÐI TỚI ÐỊNH.
(Câu này cần nhớ khi vào thở PLTC, có thể sẽ không lập lại phía sau )
CHUẨN BỊ TRƯỚC THỞ PLTC
Không ngồi trên nệm vì độ nhún bồng bềnh của nệm làm thân dễ mất thăng bằng, tâm dễ bị động, hay lo ra, bứt rứt, không thỏai mái, thân thường bị cúi hoặc ngửa vì dễ mất thăng bằng. Khi cố giữ cho thân thăng bằng thì tâm động, bất yên. Tư thế này các bạn thường gặp phải khi chung thiền ở nhà bạn khác, ngại không muốn thay đổi nên lần ngồi đó thường không thu được kết quả tốt.
Nếu bị bệnh thần kinh tọa và các bệnh vùng lưng, lúc ban đầu chưa tự chữa được có thể ngồi trên ghế, thòng 2 chân xuống sàn, thảm hay giày dép, ghế gỗ ..cách mặt đất là được.
Ngồi thẳng lưng, tòan thân giữ thật ngay ngắn, xương sống như được treo trên một trục theo phương thẳng đứng ( Khi hơi vào bụng, đã quen có thể rướn người thẳng thêm hơn, hơi sẽ vào sâu hơn, thỏai mái hơn).
Chỗ ngồi thở PLTC thường có mồ hôi chảy ra rất nhiều, nên cũng tránh chỗ ‘ tấm Drap ’ trắng, quá sạch làm ta ngại dơ cũng sanh ra động tâm. Ngồi trên sàn gỗ phẳng hoặc trên sàn nhà phẳng trải chiếu là tốt nhất.
Ngồi ban ngày nếu được (nhà không có ruồi, muỗi, kiến.. hay côn trùng thì cũng không nên ngồi trong mùng) vì cảm giác vướng viú, cản trở tạo nên sự không thỏai mái. Nếu được nên ngồi nơi thóang khí, không có gió lùa để có thể cởi áo ngòai, giúp bản thể không vướng và mồ hôi ra thỏai mái, không mở quạt máy, không ngồi đối diện với máy lạnh.
Nên kê gối nơi mông khi ngồi, để lưng dễ thẳng, cảm giác vững vàng và thật sự thỏai mái khi hít thở. Gối cao hay thấp tùy thuộc vào người mập, dày hay thanh mảnh. Người béo, mập cần ngồi gối cao lên để sống lưng có thể giữ thẳng.
Buông lỏng thư giãn tòan thân để các cơ năng, tế bào trong bản thể chùng xuống, không có chút ý lực nào chen lẫn vào. Cách này giúp bản thể bỏ đi một rào cản, môt lực chống lại sự giao tiếp với bên ngòai, hơi vào ra dễ dàng, dài lâu, len lỏi vào bản thể sâu hơn. Ðể biết rõ cơ thể đã được buông lỏng: cho cánh tay rơi tự do trên đùi. Tay rơi ‘ bịch’ nặng nề là đã thư giãn, buông lỏng.
Nên để bụng trống sau bữa ăn chừng 2 giờ đồng hồ. Nên đi đại tiện và tắm mát trước khi vào thở PLTC, nếu vừa súc ruột xong thì mới thật sự tuyệt vời. Uống một cốc nước trước khi vào thở, thở nhẹ hơn và ít mệt hơn.
Ăn chay thở dễ và nhanh thông hơn ăn mặn. Trong thời gian vận dụng pháp thở khai thông bản thể để tăng cường sức thở nên dùng thêm khá khá giá lùn đậu xanh, luộc, trụng qua nước sôi, hoặc để tươi.. thực phẩm chế biến từ đậu nành dưới nhiều dạng khác nhau như: sữa đậu nành, đậu khuôn (phụ) nướng, chiên, luộc, kho hoặc tươi sống. Rau cải xanh đắng. Ăn các chất lỏng như súp, cháo lõang thì tốt hơn.
Tập trung ở Hà đào thành, hứơng thượng, ý dõi ánh sáng điển quang (Cha, Mẹ, Tổ, Thầy), công khai tất cả những điều gì sai mà mình đã lỡ phạm, trong tâm thức mình cứ bị lọan động, bứt rứt hòai, không an tâm đi vào một hơi thở lớn khai thông bản thể như Pháp Luân Thường Chuyển:
‘ Kính xin Cha, Mẹ, Tổ, Thầy chứng tâm cho con xin được thành tâm sám hối ăn năn, từ nay quyết không vi phạm nữa ’.
Niệm bát nhã 3 lần bằng chấn động lực, chậm rãi, trên đỉnh đầu. Ðể qui y những phần thức ăn sau cùng đưa vào bản thể.
Khi bản thể đói, ngộp vì thiếu không khí có thể xoay đầu (nhìn) sang trái để tạo nên 1khe hở bên cổ trái để luồng hơi dễ vào (lúc còn yếu ) hơn thêm một chút.
Khi muốn thêm hơi vào ( lúc còn yếu) có thể sử dụng cái ‘van’ ở cổ, nuốt nước miếng cũng là một cách để đưa hơi vào thêm nhiều hơn trong mình, không bị đẩy hơi ra khỏi bản thể .
Với ý chí kiên cường vô địch của 1 hành giả vô vi, không mệt mỏi, không ngán sợ, làm tiên phuông giải thóat bản thân vía, hồn, căn, trần và thừa thế cứu độ Cửu Huyền Thất Tổ, quyết dứt khóat với sự cám dỗ và đe dọa của hồng trần bản thể, mạnh dạn buông bỏ sự hào nhóang với hình thức rỗng tuếch, chấp nhận học cái chết trước khi chết để khai mở bản thể bằng hơi thở PLTC vô cùng tận.
PLTC chính là pháp thở của Mẹ Diêu Trì, để hòan tòan an tâm đã có Mẹ chiếu cố và hỗ trợ, chúng ta cầu nguyện xin MeÏ giúp cho để con thở khai thông được bản thể bằng PLTC.. ‘ Chúng con tin là có Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu đang hiện diện nơi đây, Con thành tâm xin Mẹ độ cho con thở thông được bằng PLTC để con tu tiến, vì con thật sự muốn phát triển đi lên. Con xin cảm ơn Mẹ ’.
Dùng tâm ý (nhắm mắt) đi kiểm sóat một vòng khắp bản thể: trên, dưới, trong, ngòai, các điểm chuẩn sẽ tập trung, sẽ nhìn như trung tâm hà đào thành và các nơi khác.. xem xét có gì thúc buộc, vướng mắc không, nếu có cần giải bỏ trước. Ví dụ: Lưng quần có bó chặt lấy bụng không, cần để nhẹ, lỏng, ống quần không quá chật bó đùi làm động tâm.
Phòng ngồi luyện thở có thể nóng vì nắng cũng tốt, chỉ là không nên ngồi trong phòng đóng kín hết các cửa ( kính ) gương, vì nó sẽ thiếu không khí, không thở được.
Ngồi trên một chỗ chiếu gấp nếp, chỗ dày mỏng cao thấp.. những điều nhỏ này khi bước vào thở sâu, điểm giao tiếp này làm tâm ta cứ phải để ý đến, lo ra, phân tâm, động lọan, giảm lực hít thở, nên phải cho là vướng mắc, nên xem lại. Trải lại chiếu, rồi hãy tập, cũng là một hình thức làm gương cho vía, căn, một biểu hiện của sự chuẩn bị tốt, sẵn sàng cho một hành trình lớn, bước thực hiện, hiệu quả sẽ càng tăng.
[ Trước khi vào pháp thở PLTC siêu nhiên này khi nguyện nên: Niệm Phật theo âm ba chấn động lực, kết hợp với niệm Phật với sự
lắng nghe của 2 tai ( nhĩ căn ). Nói chuyện với Vía, Lục Căn, Lục Trần trong bản thể, đề nghị với căn trần một sự liên kết để khai thông bản thể. Trong đó vận dụng kỹ thuật giáo dục và hàng phục lục căn, lục trần ] .
Những suy nghĩ dẫn tới việc vận dụng hơi thở Pháp luân thường chuyển để khai thông bản thể: Hơi thở càng lúc càng dài, càng lúc càng triền miên, muốn hít bao nhiêu nó vào bấy nhiêu, muốn thở bao nhiêu nó ra bấy nhiêu.
Thời giờ không phải là đơn vị tính của hơi thở, vì nhắc đến nó, nói về nó, dùng nó để đo lường sự dài hay ngắn của hơi thở sẽ làm cho tâm hành giả bấn lọan, động hết cả và sự phiền phức này sẽ do lục căn, lục trần phá hỏng cái công trình của hơi thở.
Tương tự như khi nói đến hơi thở chiếu minh có 78 hơi. Ðức Thầy không cho dùng cách nói như vậy, vì nó sẽ chỉ đưa lại sự động lọan, bế tắc bên trong mà thôi. Nhưng khi đã khai thông từng phần nhỏ cho đến nhiều phần lớn trong tòan bộ bản thể, thì hành giả sẽ thấy rõ một điều: muốn hít hay thở bao nhiêu lâu cũng được, việc đó không có gì là ghê gớm cả !
Ðôi lúc con tự nhủ: sao mình cứ phải mãi mãi tuân thủ cái trật tự (78) hơi này, nó cũng chỉ là phương tiện giúp mình qua một chặng, nó cũng chỉ như cây gậy mà thôi. Nếu hơi thở PHÁP LUÂN CHIẾU MINH cứ phát triển theo kiểu này, thì về sau cứ hít một cữ, phải mất một ngày, rồi còn làm ăn gì được đây ?! tự than nhưng chưa biết làm sao để giải quyết. Ðêm ngồi cảm câu nói của Thầy :
‘.. Người ta nhẹ, người ta chỉ hít có một hơi thì họ đã đi mất rồi ’,
Ðức Thầy còn giảng:
‘.. HÍT MỘT HƠI LIÊN TỤC KHÔNG NGƯNG NGHỈ THÌ MỚI LÀ PLTC ’ .
.. Sau con lại trao đổi với một người bạn đồng quan điểm, về việc sử dụng hơi thở (sâu, thông) để thay thế cho tòan bộ số hơi thở.
Bạn ấy dùng một hơi thở thế cho 6 hơi PLTC, còn con khai thác việc kéo dài từng hơi thở một cho đến NHE,Ï THÔNG, trong bài thở: PLCM con nghĩ rằng:
Nhờ kéo dài hơi thở chiếu minh, lưu lượng khí vào bản thể được lâu và nhiều hơn, nên có điều kiện tốt để thanh lọc bản thể hơn các cách hít thở thông thường khác. Cũng chính nhờ khai thông hạ thừa và giải cái nhiệt từ cơ tạng (phân thân điển vía ) mà về sau khi bắt tay vào nghiên cứu việc thở Pháp Luân Thường Chuyển để khai thông bản thể, con đã đi rất nhanh,
( tuy chỉ trong 2 h đồng hồ trong một buổi chiều nhưng thật ra là hòan tất công trình kỹ thuật đã huân tập từ nhiều năm tháng qua các pháp ) .
Nhưng con chưa thật sự thỏa mãn vì: pháp thở mà con đang nghiên cứu lúc ấy là: Pháp Luân Chiếu Minh. Con muốn thay đổi cách phát triển, dùng cách thở (dài, sâu, liên tục và thông suốt ) khi ngồi cũng tức là khai thác Pháp Luân Thường Chuyển. Cách thở kéo dài hơi cho thật nhẹ (như Thầy thường nói: thở.. nhè nhẹ) đến thông như vậy ở Pháp Luân Thường Chuyển, thì mới thực sự là có giá trị.
Nhiều năm về sau, con mới thấy được cái suy nghĩ rất sai của mình lúc đó, vì rằng lúc ban đầu, bước vào con đường rèn tập, ai cũng cho là PLTC là giá trị vô song, chỉ có PLTC mới khai mở ngũ tạng và qui nguyên bộ não.
Chỉ đến khi đã đi qua giai đọan thở thông và Pháp Luân Ý Chí con mới thấy giá trị càng ngày càng lớn của Pháp Luân Chiếu Minh (PLCM).
Mỗi một bước thăng tiến đều có sự đóng góp rất chặt chẽ vĩ đại của PLCM. Nhờ có Pháp Luân Chiếu Minh, mà hành giả có thể giải trược trong bất kỳ tình huống nào, cho dù việc nhiễm trược có nặng nề đến đâu cũng vẫn dùng Pháp Luân Chiếu Minh để thanh lọc bản thể tốt .
Muốn thở Pháp Luân Thường Chuyển ở tất cả các tư thế như : nằm, ngồi, đi, đứng .. mà trong đó các thế nằm được coi là khó khăn nhất, nên có thể nói một cách không quá đáng là: Dùng Pháp Luân Chiếu Minh để đo lường Pháp Luân Thường Chuyển.
Khi nghe một người nói đã thở thông, điều đó chỉ có nghĩa là: Họ chỉ có thể: ngồi xếp bằng mà thở được thông. Với các cách ngồi khác như ngồi thòng chân, ngồi xổm, chồm hổm, nghiêng ngả, nửa nằm nửa ngồi, ngồi, nằm võng, gác chân chữ ngũ, trên ghế xe, trên trần xe tải, vừa ngồi vừa cúi, hay vừa ngồi vừa ngửa, ngồi trên xe chạy chậm, chạy nhanh, đang lái xe, đang khuân vác, bồng bế.. chắc chắn họ chưa thông được. Thông có nhiều trình độ. Thở qua chặng ngộp, không lệ thuộc vào hơi thở trần trược cũng là thở thông vậy.
Ði đứng hay nằm cũng thế thôi, cùng với tất cả các tư thế đính kèm. Phân biệt Pháp Luân Thường Chuyển & Pháp Luân Chiếu Minh, khi nằm thở chỉ khác nhau ở 2 điểm:
Nghĩ thế con quay vào trao đổi với vía, căn trong mình:‘ Nằm, ngồi có gì khác nhau đâu. Nhắm mắt rồi thì nằm ngồi cũng thế thôi ‘ ( thực ra khác nhau rất xa. Chỗ trụ tâm và ra lệnh khác sẽ cho ra kết quả khác).
Nhưng lúc ấy con dùng cái lý ấy để thuyết phục căn trần, tánh, vía và con đã thành công (cũng chính từ cái cung cách ứng xử và trao đổi [ lòng tự dặn lòng] này, con đã mở rộng ra việc làm quen để nói chuyện trao đổi với các thành phần trong bản thể, để giáo dục và tiến tới hàng phục căn trần, cũng có những thành công nhất định. Nhưng đó là chuyện về sau, có dịp con sẽ trở lại vấn đề này ).
Lúc đó, con vào tập từ 2h đến 4h chiều, thì hơi thở con vượt qua chỗ ‘ Ngộp’ gay go nhất (# 7 phút).
Khi vào thở: con vẫn dùng các bước chuẩn bị theo kinh nghiệm riêng như trên, như khi thở pháp Luân Chiếu Minh và để tránh khi ngồi phải lo ra, khó điều phục, nên con ra lệnh trước khi vào thở: ‘ ÐẦY RÚN, ÐẦY NGỰC TUNG LÊN BỘ ÐẦU ’, con theo nguyên tắc riêng của mình:
PHÁP LUÂN THƯỜNG CHUYỂN CĂN BẢN
KHI HÍT PLTC ÐỂ ÐƯA ÁNH SÁNG VÀO CƠ TẠNG Ý PHẢI LUÔN LUÔN NGHĨ: LÀ ÐANG ÐEM ÁNH SÁNG, HÀO QUANG CỦA BẢN THỂ THỪA TIẾP ÁNH SÁNG, HÀO QUANG CỦA NGUYÊN LÝ CÀN KHÔN VŨ TRỤ VÀO THANH LỌC NGŨ TẠNG. LUỒNG ÐIỂN XÚÂT RA LIÊN HỆ VỚI TỪ QUANG VŨ TRỤ, SẼ ÐI TỚI ÐỊNH.
Biết thở ra, vào bụng dễ dàng. Biết tập trung ở TT Hà Ðào Thành mắt nhìn ra T.T.C.M. Dùng tư tưởng tự điều khiển cơ hòanh để khi : cơ hòanh nâng lên là lúc hành giả hít vào và khi cơ hòanh hạ xuống cũng là lúc hành giả thở ra.
Làm như vậy thì hành giả có thể Thở được vào bụng rất dễ dàng và không mệt. Nếu dụng ý mà dùng mũi hít hơi vào bụng thì gặp mấy điều sau:
Hít mãi đến nóng cánh mũi rồi mà hơi vẫn chưa vào đầy ổ bụng, hơi vào bụng rất ít, rất ngắn ngủi và thường là bị gấp khúc, dằn, thô vì hít mãi mà hơi vào không bao nhiêu nên cứ cố hít mà sanh ra động tâm. Hơi cần hít vào bụng mà hành giả chỉ lo chú tâm đến cái mũi thì do sự điều khiển quá xa: nên việc điều khiển hơi thở khó chính xác khó điêu luyện theo ý muốn hành giả.
Do điều khiển lực hít từ cơ hòanh nên dù nhiễm trược đến đâu cũng dễ dàng thở bụng được ( dù thở nằm hay thở ngồi ), có thể hít thở lúc đói hoặc lúc no và hít thở trong nhiều tư thế khác nhau rất dễ dàng.
Thở bụng đơn giản lắm các bạn ơi ! Ðừng kỳ thị với cá nhân bạn đồng tu mà bỏ qua sự nghiên cứu cần thiết. Ðơn giản mà dễ lắm, dễ lắm lắm.. ! Chứ không phải như có số người hiểu chưa tới cách vận dụng cơ hòanh vào hơi thở nên sanh ra Dị ứng với Pháp Thở thông nhẹ này.
Sau mỗi pháp được thực hành qua đêm, qua ngày, không pháp này thì pháp kia, mỗi ngày, giờ, tôi đều nhận được các thông tin mới toanh. Ðó là niềm vui giúp tôi an lạc trong đời sống thiền.
Trong giai đọan này yêu cầu Thở cho đúng: hơi ra vào nhu nhuyễn, nhẹ nhàng, không dằn thô, gãy gấp, nhất là nơi giao điểm của chỗ hít vào và hơi thở ra. Không ngủ mê trong thời gian thở. Muốn làm được điều đó rất đơn giản:
Dùng tâm nhãn (cái ý) nhìn cho thấy cái đỉnh đầu: Hà Ðào Thành suốt trong thời gian hít vào phải ‘ thấy ’ được hình dáng cái đỉnh đầu của mình và suốt thời gian thở hơi ra cũng phải ‘thấy ’ cho được cái hình dáng tròn tròn, gồ gồ lõm ngược lên từ phía trong lên của cái đỉnh đầu của mình. Làm được điều này thì hành giả thở dễ thông sâu lắm.
Thở PLTC đúng thì : tiêu hóa tốt, sức khỏe tốt, mồ hôi ra rất
nhiều, da trơn láng mịn màng nhất là sau mỗi cữ thở. Cơ thể ấm áp khi thời tiết lạnh, và trở nên mát mẻ khi trời nắng nóng. tính tình giảm bớt sự nóng nảy. Tay chân phải ấm áp. Bớt sự ham muốn, đòi hỏi vật chất.
Tâm Quảng
PHÁP TÌNH
.
Gần đây ghé nhóm ngọa long
Thăm anh ba T. lòng vòng tâm linh
Động tâm anh hỏi pháp tình:
Anh chừng hít thở (P.L) chiếu minh hơi dài?!
Sân si định kiến ghim cài
Nan giúp anh giải pháp sai hơi dài
Pháp luân là chuyện lâu dài
Vào ra đứt đoạn đứng ngoài pháp luân
.
Nay tôi có chút thời gian
Cùng anh trao đổi luận bàn pháp luân
Pháp luân nhắm đến nội tâm
Chớ lầm phương tiện chớ tầm thần thông
Pháp luân kỹ thuật cần thông
Chuyên gia đi tắt khai thông ngũ hành
Pháp luân ví với mặt trăng
Thời gian dài ngắn vì rằng ngón tay
.
Mê lầm trăng sáng là tay
Ta bà chờ đón đi rày đường bên
Pháp luân ngũ khí triều nguyên
Tam hoa tụ đảnh thông xuyên bộ đầu
Pháp luân pháp thở khai quan
Song hành lục tự luân xa mở đều
Pháp luân dài ngắn lắm điều!
Không vin dài ngắn, cần đều chuyển di
.
Pháp luân chẳng phải đem thi
Chẳng đem biểu diễn thị phi gạt người
Thở nhẹ cho mất đầu người
Tâm hòa thượng giới tâm người về không
Pháp luân ngồi .. muốn dễ thông
Chiếu minh pháp thở vía thông xuất hành
Bụng mình ví thử trái banh
Khi xả hơi hết cũng thành xẹp banh
.
Trụ đầu, nhớ mắt, chiếu minh
Khi hơi vào đến bụng phình tự nhiên ..
“Tự nhiên..” kỹ thuật mọi miền ..
Hơi vào như thế bụng liền tiếp hơi
Cũng như banh xẹp hết hơi
Trước khi bơm khí, khí hơi vẫn hằn
Hít vào da bụng chưa căng
Chưa căng tức cũng chưa ăn.. hít bền
.
Lúc này ý bụng phình lên
Bụng phình tiếp hít, hơi lên ngực đầu
Cách này kéo dãn hơi sâu
Đúng theo kỹ thuật hơi giàu gấp ba
Dài hơi ích lợi chi cha ?
Dài hơi, cũng tức khí già chuyển phương
Một hơi khởi điểm.. khí thường
Hơi dài sâu lắng, thanh dường khí mai !
.
Dày công tự động hơi dài
Chiếu minh một cữ thoắt hai giờ rồi
Song hành thường chuyển pháp ngồi
Thở ra, vào đã thông rồi mạch cân
Hơi đi như nước triều dâng
Từ li, từ tí, từ tầng, các ngăn ..
Khi bụng như trống tròn căng
Bụng ngực chối tức đầu căng hơi vào
.
Khởi ý lúc thở ra sao?
Chuyển hơi quanh lại như bao góc tròn
Hít thở một kiểu sắt son
Kỹ thuật lưu ý lúc dồn vào ra
Dằn lòng thở nhẹ hơi ra
Sao cho tránh chập hơi ra đứt vòng
Thở ra chuyển cách hòa đồng
Đừng cố giữ lại, khó thông, tạo dằn
.
Hơi ra thanh điển hóa văn
Trong ngoài thân đã cân phân khí hằn
Lúc này dụng đến kỹ năng
Dùng lực thở tiếp điển giăng cực kỳ
Tâm tâm.. niệm niệm.. cố lỳ ..!
Bộ đầu rung mạnh, uế ly nơi mình
Chiếu minh đúng đắn tự minh
Đầu phân vòng trắng, vàng xinh, nhẹ mình
.
Nước giải ra được uế tình
Nước đầu cặn trược.. hậu tình nước trong
Điển thanh tỏa khắp chuyển thông
Da thịt căng nở gia công vãn hồi
Pháp luân thường chuyển khởi bồi
Hơi từ thô lậu đến hồi dài sâu
Thoạt đầu cố xả dài lâu
Xả cho hết trược bấy lâu bám vào
.
Pháp luân ngồi chuyển khi nao
Khai thông ngũ tạng, thông cao bộ đầu
Hơi vào thông suốt lưng ngay
Hơi ra cạn kiệt thẳng ngay khi ngồi
Thở sâu đến lúc đến thời
Pháp luân dụng ý khởi hơi sâu thường
Sao cho thở trọn một luồng
Cần chừng phút rưỡi mất luôn bộ đầu
.
Huyền cơ mật pháp cơ cầu
Pháp luân thường chuyển bộ đầu phóng thâu
Khởi đầu dùng ý hít sâu
Thả lỏng cơ bắp đỉnh đầu lặng thâu
Khi điển lên tới đỉnh đầu
Quầng xoay tụ đảnh nơi đầu cân phân ..
Tiếp theo dụng ý chuyển luân
Thở ra thúc đẩy điển lâng thượng hòa
.
Pháp luân phút rưỡi huyền hòa
Cần chi tiếng rưỡi tâm lòa ham ăn!
Thở sao nguyên khí tràn đầy
Âm dương hợp nhất chia tay hơi dài
Giảm ăn, bụng trống thở dài
‘Trống lòng.. đầy bụng’ hơi dài vấn vương!
Trời cao cha, mẹ thở thường
Dưới trần mình cũng chuyển thường pháp luân
.
Mỗi đêm vào giấc chuyển thân
Ngồi cho tới sáng ân cần mẹ, cha
Muốn đi ý chuyển thì ra
Trong đêm phóng ý xuất ra vài lần
Đến hồi chín khiếu mở tầng
Di đà ấn chứng ánh vàng hằng đêm
Mắt nay dùng để trông đêm
Mật niệm bát chánh đỏ đèn từng nơi
.
Pháp luân thô.. đã ngừng chơi
Nhị thân hô hấp như thời bé thơ
Đêm đêm mật nhiệm ý trời
Sáng ra công quả .. mình - người duyên sinh
Thiền sư viện chủ gương tình
Quần long vô thủ tâm linh không đầu !
Ngọa long chuyển thế long đầu
Cứu đàn em dại mở cầu hổ dong
.
Tâm linh đồi phúc hổ long
Long thăng hổ giáng, hổ long hội rồng
Thượng thiên cha thưởng ân hồng
Nhất nguyên về một qui không cha chờ
Đường đi đã sẵn đường trời
Tổ khai, Thầy giảng thêm lời cãi chi
Thở sai hay đúng tự tri
Qua lời Thầy, Tổ dạy trì .. tự thông
.
Pháp luân thở đúng, thở thông
Mặt tươi, mắt sáng, da hồng, nhuận tươi
Khi cần khai mở thi thơ
Lau tâm sửa tánh không lời cãi nhây ..
Không thông, cãi vấy .. ruột dơ
Mặt đỏ như gấc, mắt mờ thận hư
Luân xa bít chặt lối mù!
Tâm linh giữ cửa..vân du ngũ hành
.
Pháp luân khai sáng tâm anh
Nhìn người thời biết người thanh mức nào
Phần nào bế tắc cần trao
Phần nào tạm đủ, phần nào cần thêm
Cống cao anh nói chuyện dèm:
Đức Thầy ít học sao đem giúp đời!
Gặng tôi: vào pháp: niên? nơi?
Đêm qua tôi có thiền ngồi, canh năm!
.
Anh đi năm thứ hai lăm
Nhưng sao tâm thức tối tăm dễ lừng ?!
Tâm anh loạn động quá chừng ..
Tâm chưa chứa nổi dè chừng.. câu ba
Đổi trao sân tánh bật ra
Vía căn thiếu dạy anh sa dục nào
Tu lâu nào phải tu cao?
Tu cao phải sửa tánh sao trọn tình
.
Tu cao phải thắng được mình!
Trường chay, chuyển dục là mình cao thanh
Trường chay chính thực ăn thanh
Thức ăn khí điển .. pháp thanh chuyển tình
Mong anh quên phút sân tình
Quay vào tự cứu tâm linh chính mình
Khai thông tự tánh rõ mình
Tâm linh tự cứu hòa mình tiến .. tu
.
Chưa thông viện chủ thiền sư
Đứng tấn sao vững trước dư vạn tình ?!
Quần long vô thủ tâm linh
Đầu rồng chưa có vạn linh khuyết tình ..!
Nhân khi trao đổi cùng huynh
Cha chuyển tôi học qua huynh chiếu hồi
Bài này tôi học chính tôi
Sau là lưu giữa giòng đời .. xuyến xao
.
Huynh đừng suy diễn lao xao
Chụp tôi cái mũ cống cao dạy quàng
Hiểu! thời: kỹ thuật trời ban ..
Vô minh! cha đó huênh hoang .. dạy mình!
Chỉ mong huynh vững tấn bình
Đầu têu hướng dẫn Tâm Linh Long Thành
Thực hành tự cứu Thầy trao
Tâm Linh Tự Cứu Thầy giao huynh truyền ..
Kính bái
Tâm Quảng
Services
About
Portfolio
Contact
bottom of page